phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực nghĩa trang bình hưng hòa (12ha)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG GPMB DỰ ÁN DI DỜI NGHĨA TRANG BÌNH HƯNG HÒA, QUẬN BÌNH TÂN _________________________________ Số: 15 /PABT-HĐBT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Tân, ngày 21 tháng 01 năm 2014 |
PHƯƠNG ÁN
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRONG DỰ ÁN
BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHU VỰC NGHĨA TRANG BÌNH HƯNG HÒA (12HA).
Các căn cứ pháp lý:
Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;Nghị định số 181/2004/NĐ-CF ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai;
Quyết định số 4963/QĐ-UB-QLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt lộ giới đợt 2 các tuyến đường thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy định về hạn mức đất ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng khuôn viên nhà, đất và tài sản gắn liền trên đất để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đóng cửa Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân; Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2011 về việc điều chỉnh Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 66/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Công văn số 4894-CV/VPTU ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa;
Công văn số 4119/UBND-ĐTMT ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Công văn số 2539/UBND-ĐTMT ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện chủ trương di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Công văn số 3759/UBND-THKH ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy về giải quyết kiến nghị của Quận ủy quận Bình Tân;
Công văn số 6167/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án bốc mộ khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Công văn số 97/UBND-ĐTMT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu hồi đất thực hiện dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Công văn số 1921/UBND-ĐTMT ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư trong thời gian cá hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất chờ bố trí nhà, đất tái định cư trên địa bàn thành phố;
Công văn số 64/UBND-ĐTMT ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Quyết định của Sở Tài chính: số 15970/QĐ-STC-BVG ngày 26 tháng 12 năm 2011 về duyệt dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha); Quyết định số 505/QĐ-STC-BVG ngày 15 tháng 01 năm 2014 về duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha);
Công văn số 8406/SXD-QLKTXD ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí đầu tư hạ tầng để tính chi phí hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện tái định cư;
Công văn số 3755/CV-ĐLHCM-BP-KD ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Điện lực Bình Phú về việc cung cấp giá thực hiện dịch vụ điện kế;
Công văn số 460/CV-PKTCN ngày 03 tháng 7 năm 2013 của Công ty Cổ phần cấp nước Chợ Lớn về chi phí bồi thường đồng hồ nước quận Bình Tân;
Công văn số 1184/CTĐTTTP ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Công ty điện thoại Tây thành phố về cung cấp giá lắp mới và di dời điện thoại;
Quyết định số 12234/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thành lập Ban Chỉ đạo di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa;
Quyết định số 3100/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thành lập Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân; Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 về kiện toàn nhân sự Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân; Quyết định số 10909/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2013 về thay thế thành viên Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
Quyết định số 7074/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Thị Thúy Trang sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7075/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Lê Văn Khoe sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7076/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Võ Tấn Hạnh sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7077/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Lư Phát sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7078/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Trần Văn Kẹo sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7079/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Lê Văn Năm sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7080/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Ảnh sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7081/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Lý Xuân Minh sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7082/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Thị Cúc sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7083/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Viết Buồn sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7084/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Trần văn Lái sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7085/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Trần văn Lái sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7086/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Lê Thị Hai sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7087/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Phạm Thị Nở sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7088/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Đỗ Tuấn – Vũ Thùy Trang sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Quyết định số 7089/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về việc thu hồi đất do ông (bà) Nguyễn Văn Lợi sử dụng để thực hiện Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12Ha), quận Bình Tân;
Công văn số 669/UBND ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về xác định chủ đầu tư thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ công tác Di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa;
Thông báo số 72/TB-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân về thu hồi đất thực hiện dự án di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Biên bản số 205/BB-HĐBT ngày 06 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng dự án về việc thông qua nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha); Biên bản số 286/BB-HĐBT ngày 27 tháng 12 năm 2013 Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng dự án về việc rà soát tiến độ thực hiện dự án và thông qua một số nội dung để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha).
Xét Công văn số 09/BBT-CS ngày 13 tháng 01 năm 2014 về trình duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối trong Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha).
Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha). Cụ thể như sau:
PHẦN MỘT
TÓM TẮT QUY MÔ, VỊ TRÍ, HIỆN TRẠNG DỰ ÁNI. Tên dự án: Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (12ha).
II. Hình thức sử dụng đất: Giao đất.
III. Mục đích sử dụng đất: Xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và Tháp lưu cốt.IV. Chủ đầu tư dự án bồi thường: Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Bình Tân.
V. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách thành phố.
1. Địa điểm công trình:
- Khu 10ha thuộc Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;- Khu 02ha thuộc Phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.
2. Phạm vi ranh giới tiếp giáp của dự án:
- Khu 10ha:
+ Phía Bắc giáp: tiếp giáp với Khu dân cư hiện hữu;
+ Phía Tây giáp: tiếp giáp với Khu dân cư hiện hữu;
+ Phía Đông giáp: tiếp giáp với Hương Lộ 3;
+ Phía Nam giáp: tiếp giáp với đường Tân Kỳ - Tân Quý;
- Khu 02ha:
+ Phía Bắc giáp: tiếp giáp với Chùa Giác Hải;
+ Phía Tây giáp: tiếp giáp với phần còn lại các nghĩa trang: Đông Quan, Trống Quốc Giác Hải và Liên Ứng;
+ Phía Đông giáp: tiếp giáp với đường Bình Long;
+ Phía Nam giáp: tiếp giáp với Khu dân cư hiện hữu.
3. Quy mô dự án:
- Tổng số hộ dân ảnh hưởng (giải tỏa toàn bộ): 25 hộ
- Tổng diện tích đất sẽ thu hồi: 129.504,60 m2
Trong đó:
- Đất ở: 1.863,40 m2
- Đất nông nghiệp: 1.000,00 m2
- Đất chuyên dùng (đất nghĩa địa): 104.794,60 m2
- Đất giao thông: 21.846,60 m2
- Tổng số ngôi mộ ảnh hưởng dự án: 16.479 mộ
Trong đó:
- Mộ đất: 2.551mộ
- Mộ xây thường: 1.867 mộ
- Mộ bán kiên cố: 2.504 mộ
- Mộ kiên cố: 8.802 mộ
- Mộ đặc biệt kiên cố: 263 mộ
- Kim tỉnh: 492 Kim tỉnh
(Chưa tính mộ lạng)
- Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa: 01 Trung tâm
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật (Chưa tính chi phí di dời).
VI. Thời điểm thu hồi đất: Năm 2013.
VII. Thời gian triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Dự kiến từ năm 2013 - 2015.
VIII. Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất:
(Theo danh sách tại Bảng Dự toán số: 17/BBT ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Bình Tân đính kèm theo phương án này).
PHẦN HAI
BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT
I. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ:
Áp dụng theo Điều 3 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND).
1. Đối với đất:
a) Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Mục II, Phần Hai của Phương án này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét để hỗ trợ theo Quy định tại Mục X, Mục XI, Phần Hai của Phương án này;
b) Không chi trả bồi thường và bố trí tái định cư cho người thuê, mượn đất của người có đất bị thu hồi; người nhận góp vốn liên doanh, liên kết nhưng chưa chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản sang tổ chức liên doanh, liên kết; Các đối tượng khác không được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Việc xử lý tiền bồi thường, hỗ trợ (nếu có) giữa người có quyền sử dụng đất hợp pháp và chủ sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi là người thuê, mượn lại đất, nhận góp vốn liên doanh, liên kết được giải quyết theo quy định về quan hệ dân sự và hợp đồng kinh tế đã ký kết;
c) Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được bồi thường bằng tiền;
d) Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm) để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất phải nộp, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
Số tiền phải trừ và nộp này do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án (gọi là Hội đồng Bồi thường của dự án) xác định khấu trừ và nộp ngân sách theo quy định; trường hợp có vướng mắc thì phối hợp với cơ quan thuế và tài nguyên môi trường để xác định.
đ) Diện tích đất được bồi thường là diện tích được xác định trên thực địa, thực tế đo đạc diện tích thu hồi của từng người sử dụng đất.
2. Về nhà, công trình và tài sản gắn liền với đất:
Áp dụng theo quy định nêu tại Mục I, Phần Ba của phương án này.
II. Điều kiện để được bồi thường về đất:
Áp dụng theo Điều 8 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp có giấy tờ nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu là tổ chức sử dụng đất thì phải thuộc một trong 3 trường hợp sau:
a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (theo Chỉ thị 299/TTg);
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất, gồm: Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật; Giấy tờ tặng cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tại thời điểm tặng, cho; Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật, giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Nhà thanh lý, hóa giá, nhà bán phải thuộc sở hữu nhà nước gồm: nhà ở tiếp quản từ chế độ cũ, nhà vô chủ, nhà vắng chủ đã được xác lập sở hữu nhà nước; nhà ở tạo lập do ngân sách nhà nước đầu tư; nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu nhà nước;
- Nhà được cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở, bán nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 hoặc giấy tờ bán nhà ở do tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người đang sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, bao gồm:
- Có tên trong sổ địa bộ, sổ điền thổ, sổ chứng thư kiến điền (bản trích sao) mà nay chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng đất;
- Bằng khoán điền thổ;
- Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
- Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
- Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận;
- Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp (trừ đất thuê);
- Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
g) Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận, trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
7. Trường hợp không có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ thì phải có một trong các điều kiện sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân quận - huyện đề nghị thông qua Sở chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định;
b) Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ (trừ điểm d khoản 1);
c) Người đang sử dụng đất theo quy định hoặc tại Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (trừ điểm d khoản 1 và khoản 2);
d) Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP;
đ) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
Đối với các trường hợp thuộc diện xử lý của Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quộc hội về giải quyết nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì phải áp dụng Nghị quyết này để xử lý.
e) Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ hoặc các cơ sở thờ tự khác của tôn giáo (do nhận chuyển nhượng, hiến, tặng, cho bằng giấy tay, trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp;
g) Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thẩm tra kết quả xác định: thời điểm sử dụng đất; thời điểm thay đổi mục đích sử dụng đất; thời điểm tạo lập nhà, công trình và xác định các loại đất để làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ.
III. Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường:
Áp dụng theo Điều 4 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
1. Đối với đất:
a) Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Mục II, Phần Hai của Phương án này;
b) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
c) Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003;
d) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
đ) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
e) Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Mục II, Phần Hai của Phương án này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ của Khoản 1, Mục III này;
g) Trường hợp đất đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP hoặc diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP nhưng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Đối với tài sản gắn liền với đất:
a) Người đang thuê nhà hoặc đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì không được bồi thường;
b) Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường;
c) Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt hoặc công bố thì không được bồi thường;
d) Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường;
đ) Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật Đất đai thì không được bồi thường;
e) Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai thì việc xử lý tài sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;
g) Cây trồng, vật nuôi phát sinh sau ngày có quyết định thu hồi đất.
3. Các trường hợp không được bồi thường theo Khoản 1, Khoản 2, Mục III này, tùy trường hợp cụ thể sẽ xem xét hỗ trợ hoặc bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo Khoản 3, Mục V, Phần Hai của Phương án này.
IV. Xử lý chênh lệch diện tích giữa giấy tờ và diện tích thực tế:
Áp dụng theo Điều 5 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
1. Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định sau:
a) Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.
Trường hợp đặc biệt diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất bị sạt lở do các yếu tố tự nhiên gây ra được Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận, thì phần diện tích chênh lệch giữa đo đạc thực tế và diện tích ghi trên giấy tờ được tính hỗ trợ. Mức hỗ trợ bằng 50% đơn giá đất để tính bồi thường tương ứng với mục đích sử dụng của đất bị thu hồi;
b) Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm, được Ủy ban nhân dân phường nơi có đất xác nhận thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;
c) Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân phường nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp, không do lấn chiếm thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế;
d) Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có.
2. Xử lý đối với phần diện tích đất trong lộ giới, thủy giới, hành lang bảo vệ đê điều, sông, rạch:
Đối với phần diện tích đất trước đây khi Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất đã cắt lộ giới (không được công nhận) và người sử dụng đất vẫn đang sử dụng phần diện tích này, khi Nhà nước thu hồi được tính bồi thường, hỗ trợ như sau:
a) Nếu đất có một trong các loại giấy tờ hoặc có nguồn gốc nêu tại Khoản 3, 4, 5 và 6 của Mục II, phần Hai của Phương án này thì được xem xét cụ thể từng trường hợp để tính bồi thường, hỗ trợ theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
b) Nếu đất có nguồn gốc không thuộc trường hợp Điểm a, Khoản 2 này (đất do Nhà nước trực tiếp quản lý) thì không tính bồi thường, hỗ trợ về đất.
V. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại:
Áp dụng theo Điều 9 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
1. Giá đất để tính bồi thường: là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân thành phố quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Trường hợp tại thời điểm quyết định thu hồi đất mà giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, thì Ủy ban nhân dân quận thuê đơn vị tư vấn có chức năng xác định lại giá đất cụ thể để tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất; trên cơ sở kết quả của đơn vị tư vấn, Ủy ban nhân dân quận đề xuất đơn giá đất gửi Hội đồng thẩm định bồi thường thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giá đất để tính bồi thường. Phân công cho Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố kiêm Giám đốc Sở Tài chính thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố, ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố văn bản phê duyệt giá đất để tính bồi thường; văn bản phê duyệt được đóng dấu của Ủy ban nhân dân thành phố.
Khi xác định giá đất để tính bồi thường phải đảm bảo nguyên tắc theo mục đích sử dụng hợp pháp, được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế đã hoàn thành, mang tính phổ biến giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng trong điều kiện thương mại bình thường, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến không hợp lý, như: đầu cơ, thiên tai, địch họa, khủng hoảng kinh tế, tài chính, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác. Cụ thể:
Giá đất để tính bồi thường: là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi do Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013; Công văn số 6167/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án bốc mộ khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân;
2. Trường hợp thực hiện bồi thường chậm được quy định như sau:
a) Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do Ủy ban nhân dân thành phố công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi;
b) Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Chi phí đầu tư vào đất còn lại (đối với các trường hợp không đủ điều kiện để được bồi thường) là các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng tổng chi phí hợp lý tính thành tiền đầu tư vào đất trừ đi số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:
a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn nộp tiền);
b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất theo hiện trạng của đất khi được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp hoặc đất ở mà đã được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc đất ở thì không được bồi thường chi phí bồi thường, san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;
c) Các khoản chi phí khác có liên quan.
Hội đồng Bồi thường của dự án chịu trách nhiệm xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phê duyệt cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
VI. Bồi thường đối với đất nông nghiệp:
Áp dụng theo Điều 10 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện bồi thường theo Mục II, Phần Hai của Phương án này, khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.
Đơn giá đất nông nghiệp để tính bồi thường: Áp dụng theo đơn giá nêu tại Công văn số 6167/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong dự án bốc mộ khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, cụ thể như sau:
Đơn vị tính: Đồng/m2
Stt | Vị trí đất nông nghiệp | Đơn giá đất nông nghiệp để tính bồi thường |
01 | Không mặt tiền đường | 342.000 |
02 | Mặt tiền đường | 380.000 |
a) Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường;
b) Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a Khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo Khoản 3, Mục V, Phần Hai của Phương án này.
3. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của phường thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của phường được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo Khoản 3, Mục V, Phần Hai của Phương án này.
VII. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức.
1. Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo mục đích đang sử dụng đất được công nhận theo quy định của pháp luật.
a) Giá đất nông nghiệp để tính bồi thường: áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Mục V, Phần Hai của phương án này;
b) Giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) để tính bồi thường tính bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề; trường hợp không có đất ở liền kề thì áp dụng theo vị trí lân cận gần nhất.
2. Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước nhưng có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp mà tiền thuê đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước (được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận) thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ thêm bằng 30% đơn giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề, nếu không có giá đất ở vị trí liền kề thì tính theo giá đất ở tại vị trí của khu vực lân cận gần nhất để hỗ trợ di dời, tạo lập lại đất sản xuất, kinh doanh nơi khác. Tổng số tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và khoản hỗ trợ thêm không vượt quá số tiền bồi thường tương ứng của trường hợp được giao đất (sau khi trừ tiền sử dụng đất).
3. Đất phi nông nghiệp sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 của tổ chức kinh tế do được giao đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án, được bồi thường về đất theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất (theo tỷ lệ đất được đưa vào kinh doanh).
4. Các tổ chức là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại Khoản 3, Mục V, Phần Hai của phương án này nếu chi phí đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp nếu phải di chuyển đến cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ bằng tiền và do tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả; trường hợp chưa có dự án đầu tư được phê duyệt thì vẫn tính hỗ trợ, nhưng phải nộp số tiền hỗ trợ vào tài khoản tạm giữ, cụ thể như sau:
a) Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật) và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp của doanh nghiệp nhà nước thì tính hỗ trợ bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề, nếu không có giá đất ở vị trí liền kề thì tính theo giá đất ở tại vị trí của khu vực lân cận gần nhất.
Số tiền hỗ trợ về đất nêu trên được giải quyết như sau: Đối với các đơn vị do thành phố quản lý thì toàn bộ số tiền hỗ trợ về đất được nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước thành phố (đối với các đơn vị do Trung ương quản lý thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính); đơn vị sử dụng đất có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo nơi làm việc mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được sử dụng số tiền hỗ trợ về đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng không vượt quá số tiền hỗ trợ về đất theo quy định; số tiền còn lại nếu có được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Đối với công ty nhà nước đã cổ phần hóa đang thuê đất của Nhà nước thì tính hỗ trợ bằng 30% đơn giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp để tính bồi thường có vị trí liền kề để hỗ trợ di dời, tạo lập lại đất sản xuất, kinh doanh nơi khác nhưng không quá năm (05) tỷ đồng; số tiền hỗ trợ về đất này được chi trả trực tiếp một lần cho đơn vị.
5. Các tổ chức quy định tại khoản 4 Điều này nếu chỉ bị thu hồi một phần đất và phần diện tích đất còn lại đủ điều kiện tiếp tục hoạt động, sử dụng theo quy định thì không tính hỗ trợ về đất, chỉ tính bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp bị thu hồi một phần đất nhưng phần diện tích đất còn lại không sử dụng được và bàn giao toàn bộ cho Nhà nước thì được hỗ trợ theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Đơn vị, tổ chức được Nhà nước cho thuê đất nhưng cho thuê lại không đúng chức năng, không đúng quy định phải tự chấm dứt và thanh lý hợp đồng với bên thuê lại và đơn vị được Nhà nước cho thuê sẽ không được bồi thường, hỗ trợ về đất đối với phần diện tích cho thuê lại.
VIII. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân gian
1. Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
2. Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nhận chuyển nhượng, được tặng, cho, hiến, cúng:
a) Đối với phần diện tích đất có các công trình chính như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trụ sở, đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ phục vụ cho việc thờ cúng:
- Có nguồn gốc là đất ở: tính bồi thường bằng 100% giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề, nếu không có giá đất ở vị trí liền kề thì tính theo giá đất ở tại vị trí của khu vực lân cận gần nhất;
- Có nguồn gốc không phải là đất ở: tính bồi thường bằng 60% và được hỗ trợ thêm 40% để mức bồi thường, hỗ trợ bằng 100% giá đất ở để tính bồi thường có vị trí liền kề, nếu không có giá đất ở vị trí liền kề thì tính theo giá đất ở tại vị trí của khu vực lân cận gần nhất.
b) Đối với phần diện tích của các công trình phụ phục vụ cho công trình chính như: sân, lối đi nội bộ, các công trình phụ trợ và các công trình có tính cảnh quan gắn liền với kiến trúc chính, trong cùng khuôn viên tính bồi thường, hỗ trợ bằng 60% giá đất ở để tính bồi thường;
3. Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện có nguồn gốc nhận chuyển nhượng, được tặng, cho, hiến, cúng: tính bồi thường theo loại đất tương tự như đất của hộ gia đình, cá nhân.
4. Số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất đối với đất tôn giáo được chi trả cho tổ chức tôn giáo đang quản lý sử dụng.
5. Đối với một số trường hợp đặc biệt: đất có nguồn gốc thuê, mướn của chính quyền cũ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; bị thu hồi một phần nhưng làm ảnh hưởng lớn đến công trình chính hoặc trong thực tế áp dụng có vướng mắc thì Ủy ban nhân dân quận - huyện báo cáo, đề xuất hỗ trợ cụ thể gửi Hội đồng thẩm định bồi thường thành phố thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
IX. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở:
Áp dụng theo Điều 14 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND.
1. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương.
2. Trường hợp bồi thường bằng giao đất ở, nhà ở mới cho người có đất bị thu hồi: áp dụng theo quy định tại Phần Năm của Phương án này.
3. Đơn giá đất ở để tính bồi thường áp dụng theo quy định t
Bài viết liên quan
- Thông báo đăng báo người lao động (04-12-2020)
- Thông báo bốc mộ 2023 - 2024 (23-10-2023)
- Thông báo bốc mộ 2023 - 2024 (02-11-2023)
- Phương án giai đoạn 2 (04-07-2019)
- DS MỘ CHƯA ĐĂNG KÝ KÊ KHAI GIAI ĐOẠN 2 (10-11-2022)
- THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHU VỰC NGHĨA TRANG BÌNH HƯNG HÒA GIAI ĐOẠN 1 (12HA) (31-08-2016)